HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

SẢN PHẨM MỚI

HÌNH ẢNH

Xem thêm

THỐNG KÊ TRUY CẬP

icon
Trực tuyến : 2
icon
Hôm nay : 17
icon
Tuần này : 17
icon
Tổng lượt : 493315

Thông tin chi tiết

<< Quay lại

(TBKTSG) - Sau một thời gian thanh tra giá sữa, Bộ Tài chính đã quyết định áp trần giá sữa cho 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi kể từ ngày 1-6-2014. Trả lời về quyết định áp trần giá sữa, Bộ Tài chính cho rằng đây là quyết định đúng luật và nhân văn.

Bộ Tài chính đã quyết định áp trần giá sữa từ 1-6-2014. Ảnh : Minh Tâm

Đúng luật là vì theo Luật Giá, sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn giá. Nhân văn là vì quyết định này bảo đảm hài hòa được lợi ích giữa người sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng - trẻ em dưới 6 tuổi, hiện lên đến con số 10 triệu, theo lý giải của Bộ Tài chính.

 

Nhưng đối với người tiêu dùng, điều mà họ quan tâm là giá sữa liệu có “thôi” tăng liên tục như trước nữa hay không. Với họ, nếu làm đúng luật và nhân văn mà giá sữa không chững lại hoặc giảm đi thì áp giá trần chẳng có ý nghĩa gì.

 

Và điều lo ngại này xem ra có phần đúng sự thật. Các hãng sữa đang dùng một số chiêu lách luật rất đơn giản và đã được giới phân tích dự đoán từ trước là ra sản phẩm mới, ngừng bán sản phẩm cũ, giảm trọng lượng và giữ nguyên giá bán các sản phẩm sữa của họ để tuy trên thực tế là giá sữa tăng lên nhưng họ không phải xin phép Bộ Tài chính cho tăng giá.

 

Tất nhiên, về nguyên tắc, Bộ Tài chính có thể không hoàn toàn bất lực trước các chiêu tăng giá kinh điển này. Ví dụ, đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi mẫu mã rồi tăng giá bán, Bộ Tài chính có thể xem xét chi phí sản xuất rồi mới quyết định có cho phép doanh nghiệp tăng giá hay không.

 

Dẫu vậy, câu hỏi được đặt ra là Bộ Tài chính có thực hiện được kiểm tra giám sát tầm “vi mô”, ở quy mô toàn quốc như thế này được không? Đương nhiên là cần người thì có thể tuyển thêm người để làm việc kiểm tra, giám sát này.

 

Nhưng Bộ Tài chính còn phải làm nhiều việc, và nếu việc nào cũng tầm “vi mô” thế này thì Bộ Tài chính phải và sẽ trở thành một siêu bộ với bộ máy thanh tra giám sát giá cả nói chung và giá sữa nói riêng phải ở quy mô “khủng”, suốt ngày đi sục sạo thị trường từ thành phố về nông thôn lên miền núi để chắc chắn rằng mức giá trần được thực thi nghiêm túc.

 

Hiển nhiên, Bộ Tài chính cũng có giao nhiệm vụ giám sát cho chính quyền cơ sở, nhưng cùng một vấn đề vẫn được đặt ra, liệu chính quyền các tỉnh có quản lý được chuyện giá cả xem ra rất phức tạp này không? Chắc chắn là không vì thực tế đã chứng minh điều này rất rõ, không chỉ với mặt hàng sữa mà còn nhiều vấn đề khác. Đấy là chưa kể khả năng thông đồng của đội ngũ thanh tra, giám sát với các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông sữa làm mất hiệu lực của trần giá sữa.

 

Thêm nữa, mặc dù Bộ Tài chính cho rằng họ quản lý giá sữa theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước theo chủ trương chung, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng nhưng xem ra họ, với tư cách là đại diện lợi ích nhà nước, đã không làm gì góp phần đảm bảo hài hòa mối quan hệ này.

 

Lẽ ra, với mong muốn người tiêu dùng đỡ phải mua sữa với giá cao, còn doanh nghiệp không đến nỗi phải “kêu trời” vì gặp khó khăn với giá trần này, Bộ Tài chính phải chủ động cắt giảm lợi ích của Nhà nước bằng cách hạ thuế nhập khẩu sữa, hiện đang ở mức rất cao so với khu vực và quốc tế(1). Nói cách khác, sự đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ba bên đã không xảy ra, ít nhất vì lợi ích của Nhà nước.

 

Ngoài ra, thuế nhập khẩu cao còn có thể là một trong những tác nhân làm giảm nguồn cung sữa ở Việt Nam, khiến các doanh nghiệp sữa không phải cạnh tranh sống chết để duy trì lợi nhuận. Bởi thế mới có chuyện kỳ quặc là các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam thay vì tìm cách hạ giá thành và giá bán sản phẩm, tăng cường khuyến mãi như trong bất cứ một nền kinh tế thị trường thông thường nào thì lại chỉ chăm chăm tăng giá bán và thu lãi lớn, theo điều tra của Bộ Tài chính.

 

Bản thân chuyện các doanh nghiệp sữa chỉ chăm chăm tìm cách tăng giá bán cũng thể hiện một điều rằng cơ chế quản lý giá sữa ở Việt Nam chẳng có chút dáng dấp nào của cơ chế thị trường như lời của Bộ Tài chính cả. Sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để hạ giá bán làm lợi cho người tiêu dùng đã không được khuyến khích, bằng cách hạn chế nguồn cung (áp mức thuế nhập khẩu cao) và áp giá trần.

 

Bởi vậy, thay vì áp giá trần, để rồi mọi việc sau một thời gian ồn ào rất có khả năng sẽ yên ắng trở lại như cũ (tức giá sữa vẫn cứ tăng trên thực tế), Bộ Tài chính nên xem xét lại việc quản lý giá của mình, chuyển sang dùng các biện pháp kinh tế nhiều hơn như hạ thuế nhập khẩu, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất sữa trong nước... để tăng cường nguồn cung sữa nhằm giảm giá sữa một cách bền vững trong dài hạn. Cần lưu ý rằng giá trần không phải và không bao giờ là giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát giá cả.

 

Phan Minh Ngọc

Công Ty Quang Vinh Phát 

Nhà Phân Phối Vinamilk & Masan tại Bình Dương

http://www.quangvinhphat.net